Quỹ sữa vươn cao Việt Nam đến với trẻ em Vĩnh Phúc nhân dịp Tết Trung thu
      Hành trình cuộc sống
      Trao quà và hợp đồng bảo hiểm cho trẻ em có hoàn cảnh khó chăn
      Đồng chí Đào Hồng Lan - Thứ trưởng Bộ LĐ-TBXH; đồng chí Vũ Chí Giang – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc trao tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Vĩnh Phúc
        Vinh danh nhà tài trợ tại lễ phát động tháng hành động vì trẻ em năm 2018
          Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan và Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Phùng Quang Hùng trao học bổng cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt của tỉnh Vĩnh Phúc

          Tin nổi bật

          Tai nạn do đuối nước, nguyên nhân gây ra tử vong hàng đầu cho trẻ em, nhất là trong dịp nghỉ hè.

          Mùa nắng nóng mới chỉ bắt đầu song ngay trong tháng 4,5 và đầu tháng 6/2022, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Vĩnh Phúc đã tiếp nhận 14 hồ sơ tử vong do đuối nước, Lãnh đạo Quỹ Bảo trợ trẻ em đã đến thăm, hỗ trợ kịp thời và động viên, chia sẻ khó khăn mất mát cùng với gia đình. Mức hỗ trợ từ 3-5 triệu đồng (mức 5 triệu đồng đối với hộ nghèo, cận nghèo). Con số báo động này một lần nữa lại gióng lên hồi chuông cảnh báo về hiểm họa đuối nước ở trẻ em vẫn luôn thường trực.

          Nguyên nhân chủ yếu là do việc quản lý con trẻ của các bậc phụ huynh còn chưa chặt chẽ; trẻ thiếu kỹ năng cần thiết phòng tránh đuối nước; thiếu các điểm vui chơi, hoạt động vui chơi phù hợp với trẻ em, nhất là trong dịp hè; công tác phối hợp hoạt động liên ngành về phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em chưa chặt chẽ, chưa thường xuyên. Điều đáng nói, đuối nước xảy ra chủ yếu vào những tháng học sinh nghỉ hè, trẻ bị đuối nước khi tắm ở ao, hồ, sông, suối, bể bơi, thậm chí đuối nước do xô, chậu, bồn tắm hoặc vật dụng chứa nước ở gia đình... Nhóm trẻ dưới 6 tuổi vốn hiếu động, thích nghịch nước và hầu hết đều chưa biết bơi, đuối nước xảy ra ở nhóm tuổi này thường rơi vào trường hợp người lớn không giám sát, để trẻ chơi một mình. Còn với nhóm trẻ từ 6 đến 15 tuổi có thể biết bơi và đã nhận thức được mối nguy hiểm, nhưng do ham chơi ở những địa điểm xa nhà, khu vắng vẻ ít người qua lại nên khi trẻ rơi vào tình thế nguy hiểm không nhận được sự trợ giúp kịp thời của người lớn... Đuối nước là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong do tai nạn ở trẻ. Nếu được cấp cứu kịp thời, trẻ có thể qua cơn nguy kịch, nhưng cũng có thể chịu biến chứng nặng nề, như: Suy hô hấp, viêm phổi, hoặc di chứng tổn thương não do thiếu ô xy kéo dài.

          Ông Đặng Việt Hùng – Phó Giám đốc Quỹ Bảo trợ trẻ em trao hỗ trợ và động viên gia đình. Được biết, tại các huyện, thành phố, cấp xã và nhiều tổ chức xã hội cũng đến trao hỗ trợ, chia sẻ khó khăn mất mát với các gia đình có con bị tử vong do đuối nước.

           Thời gian vừa qua, tình trạng học sinh bị đuối nước liên tiếp xảy ra ở nhiều địa bàn của huyện như Tam Đảo, Bình Xuyên, Vĩnh Tường, Tam Dương, Lập Thạch…

          Chiều 25/4/2022, sau khi tan học, 7 em học sinh trường Tiểu học Yên Dương, huyện Tam Đảo đã rủ nhau ra sông Phó Đáy tắm. Khoảng 18h, phát hiện các bạn Đ.C.T, lớp 2D và P.T.Đ, lớp 3C bị đuối nước, 5 học sinh còn lại đã chạy đi tìm người lớn cầu cứu nhưng đã quá muộn...  Hơn 1 giờ đồng hồ sau đó thi thể 2 học sinh được người dân vớt lên trong nỗi đau tột cùng của người thân, gia đình.

          Gần 1 ngày sau đó, vào 16h20 ngày 26/4/2022, sau khi kết thúc buổi học ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi vào lớp 10 THPT, 6 nhóm học sinh lớp 9D của trường THCS Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên rủ nhau đi tắm tại hố nước nhân tạo thuộc thôn Lương Câu. Đến nơi, 2 em Đ.X.B và P.V.T xuống tắm, 4 học sinh còn lại ngồi chơi trên bờ. Một lúc sau, không nhìn thấy các bạn, các em mới hoảng hốt chạy đi tìm người lớn đến cứu nhưng cả 2 em đã tử vong trước đó. Và trong khi dư luận vẫn chưa hết bàng hoàng, xót xa trước cái chết bất ngờ của 4 em học sinh kể trên thì chiều 27/4, trên địa bàn huyện Bình Xuyên lại có thêm một học sinh tử vong khi đi tắm ở Hồ Đại Lải. Nạn nhân là em N.V.T, học sinh lớp 9G, Trường THCS Bá Hiến.

          Gần đây nhất, huyện Vĩnh Tường báo cáo về 3 trường hợp tử vong do đuối nước rất thương tâm. Khoảng 16h00 ngày 26/5/2022, cháu NCD - Sinh năm 2016 sau khi được mẹ đón từ trường Mầm non giao cho anh trai sinh năm 2014 - học lớp 2 ở nhà trông em để mẹ đi cắt cỏ cho bò. Hai anh em đã tự lấy một xe đạp, đạp ra bãi cát gần đê Sông Hồng để chơi, không may bị thụt xuống hố hút cát. Mặc dù có người phát hiện đưa ra trạm y tế để cứu chữa nhưng cháu NCD không qua khỏi và dẫn đến tử vong. Tiếp đó, ngày 29/05/2022, cháu NTM - sinh năm 2020, xã Chấn Hưng đi chơi cùng chị gái không may bị ngã xuống mương nước ở khu vực Thôn Xuôi xã Chấn Hưng dẫn đến tử vong do bị ngạt nước. Ngày 31/05/2022, tại xã Yên Lập, cháu BVNL sinh ngày 21/06/2011 cùng anh con nhà bá đi chơi gần nhà Văn hóa thôn Hạc Đình, không may bị ngã xuống ao và bị đuối nước. Người dân đi qua khu vực đó phát hiện đưa vào chạm y tế cấp cứ nhưng chỉ cứu sống được anh, cháu NTM đã tử vong do ngạt nước….

          Chỉ cần sơ ý, bất cẩn, những khúc sông trở thành nguy cơ đuối nước trẻ em

          Trước tình trạng số vụ tai nại đuối có chiều hướng gia tăng, nhất là trong dịp nghỉ hè của trẻ em, ngày 14/4/2022, UBDN tỉnh đã ban hành văn bản 2339 về việc tăng cường phòng, chống tai nạn, thương tích, phòng chống đuối nước trẻ em. Đặc biệt, ngay sau khi xảy ra các vụ tai nạn đuối nước trên địa bàn huyện Tam Đảo và Bình Xuyên vừa qua, UBND tỉnh đã có công văn hỏa tốc gửi tới UBND các huyện, thành phố và các sở ngành, đoàn thể chỉ đạo làm rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, công tác phối hợp trong việc triển khai tổ chức các biện pháp, giải pháp đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn đuối nước, thương tích cho trẻ em. Bên cạnh nỗ lực của các cấp, ngành, thì vai trò đặc biệt của phụ huynh, người giám sát trẻ cần chủ động tuyên truyền, nâng cao nhận thức phòng, chống đuối nước, nâng cao kỹ năng bơi lội, kỹ năng sơ cấp cứu cho gia đình mình, từ đó góp phần ngăn ngừa và giảm thiểu tai nạn đuối nước ở trẻ em.

          Để phòng tránh tai nạn đuối nước các bậc phụ huynh và trẻ nhỏ cần chú ý quan tâm đến các việc sau:

          * Không được đi tắm, bơi ngoài sông, suối, mà không có người lớn biết bơi đi kèm.

          * Không được phép bơi khi chưa xin phép bố mẹ.

          * Không chơi, đùa nghịch quanh ao, hồ, hố sâu để tránh bị ngã, rơi xuống hố.

          * Không tự ý qua suối khi có lũ lớn, nguy hiểm tới tính mạng.

          Không nhảy xuống nước khi vừa đi ngoài nắng về hoặc khi có nhiểu mồ hôi.

          Tháng hành động vì trẻ em hàng năm cũng là dịp để các cấp chính quyền địa phương, gia đình, cộng đồng tiếp nhận và quản lý, giám sát trẻ em về hoạt động hè tại xã, phường; tổ chức cho trẻ em một mùa hè an toàn, giảm đuối nước, giảm thiểu các vụ trẻ em bị bạo lực, xâm hại, bóc lột. Vì cuộc sống an bình, toàn thể hệ thống chính trị, các bậc phụ huynh học sinh hãy quan tâm hơn nữa đến vấn đề này, để tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra cho bản thân và những người thân trong gia đình./.

           

                                                                                                                       (Minh Liên)


          Các tin cùng chuyên mục, đã đăng ngày: Xem

          • QŨY BẢO TRỢ TRẺ EM VĨNH PHÚC
          • Bản quyền thuộc Quỹ Bảo trợ trẻ em Tỉnh Vĩnh Phúc - Địa chỉ: Đường Lạc Long Quân- Phường Khai Quang- TP. Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc
          • Tel: (0211) 371 0466 * Email: info@qbttevinhphuc.org * Website: http://qbttevinhphuc.org
          • Tài khoản tiếp nhận: Số 117000034390 * tại: Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc
          • © Ghi rõ nguồn "QBTTEVINHPHUC.ORG" khi phát hành lại thông tin từ website này.