Quỹ sữa vươn cao Việt Nam đến với trẻ em Vĩnh Phúc nhân dịp Tết Trung thu
      Hành trình cuộc sống
      Trao quà và hợp đồng bảo hiểm cho trẻ em có hoàn cảnh khó chăn
      Đồng chí Đào Hồng Lan - Thứ trưởng Bộ LĐ-TBXH; đồng chí Vũ Chí Giang – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc trao tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Vĩnh Phúc
        Vinh danh nhà tài trợ tại lễ phát động tháng hành động vì trẻ em năm 2018
          Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan và Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Phùng Quang Hùng trao học bổng cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt của tỉnh Vĩnh Phúc

          Các chương trình khác

          Hỏi - Đáp Về Luật Bảo Vệ, Chăm Sóc Và Giáo Dục Trẻ Em

          Hỏi đáp về trẻ em

          * Thế nào là trẻ em?

           
               Trả lời: Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi.
               Điều 1 - Luật Bảo vệ, chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004 quy định: "Trẻ em quy định Luật này là công dân Việt Nam, dưới 16 tuổi".
               Theo quy định như vậy thì trẻ em có hai đặc trưng, một là công dân Việt Nam và hai là độ tuổi được xác định là dưới 16.
               Công dân Việt Nam: Khoản 1, Điều 4 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1998 quy định: " Người có quốc tịch Việt Nam là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".
           
           
                * Thế nào là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt? Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt gồm có bao nhiêu đối tượng?
           
               Trả lời: Theo Điều 3 và Điều 40 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định:
               Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh không bình thường về thể chất hoặc tinh thần, không đủ điều kiện để thực hiện quyền cơ bản và hòa nhập với gia đình, cộng đồng".
               Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt gồm 10 nhóm đối tượng sau:
               1. Trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi
               2. Trẻ em khuyết tật, tan tật
               3. Trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học
               4. Trẻ em nhiễm HIV/AIDS
               5. Trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại
               6. Trẻ em phải làm việc xa gia đình
               7. Trẻ em lang thang
               8. Trẻ em bị xâm hại tình dục
               9. Trẻ em nghiện ma túy
               10. Trẻ em vi phạm pháp luật
           
                * Nguyên tắc của công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt?
             
               Trả lời: Theo Khoản 1 Điều 41 Luật Bảo vệ, chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004 quy định:
               Trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em phải coi trọng việc phòng ngừa, ngăn chặn trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt; kịp thời giải quyết, giảm nhẹ hoàn cảnh đặc biệt của trẻ em; kiên trì trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt phục hồi sức khỏe, tinh thần và giáo dục đạo đức; phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi để trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.
           
                 * Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
             
               Trả lời: 1. Trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em phải coi trọng việc phòng ngừa, ngăn chặn trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt; kịp thời giải quyết, giảm nhẹ hoàn cảnh đặc biệt của trẻ em; kiên trì trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt phục hồi sức khỏe, tinh thần và giáo dục đạo đức; phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi để trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.
               2. Việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được thực hiện chủ yếu tại gia đình hoặc gia đình thay thế. Việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại cơ sở trợ giúp trẻ em chỉ áp dụng cho những trẻ em không được chăm sóc, nuôi dưỡng tại gia đình, hoặc gia đình thay thế.
               3. Tạo điều kiện cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được học tập hòa nhập hoặc được học tập ở cơ sở giáo dục chuyên biệt.
           
                * Các hình thức trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt:
               
                Trả lời: 1. Đóng góp tự nguyện bằng tiền hoặc hiện vật
               2. Nhận làm con nuôi, nhận đỡ đầu hoặc nhận làm gia đình thay thế để chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
               3. Tham gia chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại cơ sở trợ giúp trẻ em.
               4. Tổ chức các hoạt động để hỗ trợ trẻ em giảm nhẹ hoàn cảnh đặc biệt, phục hồi sức khỏe, tinh thần và giáo dục đạo đức.
           
          Theo "Hỏi - đáp về luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em"
          (Nhà xuất bản Lao động - Xã hội năm 2012)


          Các tin cùng chuyên mục, đã đăng ngày: Xem

          • QŨY BẢO TRỢ TRẺ EM VĨNH PHÚC
          • Bản quyền thuộc Quỹ Bảo trợ trẻ em Tỉnh Vĩnh Phúc - Địa chỉ: Đường Lạc Long Quân- Phường Khai Quang- TP. Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc
          • Tel: (0211) 371 0466 * Email: info@qbttevinhphuc.org * Website: http://qbttevinhphuc.org
          • Tài khoản tiếp nhận: Số 117000034390 * tại: Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc
          • © Ghi rõ nguồn "QBTTEVINHPHUC.ORG" khi phát hành lại thông tin từ website này.